Ảnh hưởng của keo dán đến chất lượng gỗ ghép

Có nhiều yếu tố tác động ảnh hưởng đến chất lượng gỗ ghép trong đó yếu tố ảnh hưởng nhiều đến chất lượng gỗ ghép là khả năng dán dính giữa keo và gỗ trong sản xuất gỗ ghép thanh.

Trong sản xuất gỗ ghép thanh có hai loại liên kết chính có sử dụng keo ghép gỗ là ghép nối đầu tạo thanh và ghép thanh tạo ván, trong đó nối đầu thanh là tổng hợp của hai loại liên kết (mộng và keo). Do vậy, chất lượng ván ghép thanh chủ yếu phụ thuộc vào liên kết ghép thanh tạo ván.

Thực tế đòi hỏi về độ dán dính ở chỗ làm sao dưới tác dụng của ngoại lực mà điểm phá hoại ván ghép không xảy ra ở bề mặt tiếp xúc của ván với lớp keo, mà chỉ xảy ra ở phần gỗ.
Một số ảnh hưởng của keo ghép gỗ đến chất lượng gỗ ghép :
1. Ảnh hưởng của keo dán : Loại keo sử dụng có ảnh hưởng nhất định đến độ bám dính. Tuy nhiên keo ghép phải đảm bảo có hai yếu tố cho các sản phẩm hàng mộc như không làm biến màu gỗ và nhất là keo không độc.

2. Ảnh hưởng của nồng độ keo: Nồng độ keo có ảnh hưởng đến chất lượng mối dán. Nếu nồng độ của keo thấp thì độ ẩm sản phẩm sẽ cao, dẫn đến độ nhớt của keo giảm đáng kể. Khi nồng độ keo dán cao, dẫn đến độ nhớt keo dán cao do đó màng keo trải sẽ khó đồng đều trên bề mặt vật dán, vì vậy chất lượng mối dán sẽ giảm.

3. Ảnh hưởng của độ nhớt keo : Độ nhớt keo thể hiện nội lực của keo sinh ra khi các phân tử chuyển động, nó quyết định khả năng thấm ướt của keo. Khi độ nhớt keo phù hợp sẽ đảm bảo được màng keo liên tục và đủ mỏng, chất lượng dán dính sẽ tốt. Độ nhớt của keo thấp chứng tỏ chất lượng.trùng ngưng thấp, chất lượng dán dính giảm. Độ nhớt của keo cao sẽ sản sinh nội lực của keo lớn dẫn đến khó trải đều màng keo, màng keo sẽ không liên tục.

4. Ảnh hưởng của lượng keo tráng: Lượng keo tráng phải tạo thành màng keo liên tục và đủ mỏng. Việc tráng keo phụ thuộc rất nhiều vào các thiết bị tráng keo, loại keo và còn phụ thuộc vào bề mặt gỗ ghép.

5. Ảnh hưởng của thông số nhiệt độ ép: Đối với ván ghép thanh nhiệt độ ép bằng với nhiệt độ môi trường, do dó thường dùng keo đóng rắn nguội.

6. Áp suất ép: Giữ một vai trò quan trọng trong sản xuất ván ghép thanh để có được sự tiếp xúc tốt giữa màng keo và gỗ, khả năng trải đều của màng keo thì áp suất ép phải phù hợp. Áp suất ép phụ thuộc vào một số yếu tố như trạng thái gỗ (độ ẩm, độ nhẵn bề mặt gỗ ép...), trạng thái keo chủ yếu là độ nhớt. Chọn áp suất ép nằm trong miền 0 < Pép < σentb (71,59 kg/cm2), thường chọn áp suất ép từ 2 đến 10 kg/cm2.

6. Thời gian ép: Là khoảng thời gian cần thiết duy trì ván ghép trong máy sao cho thu được cường độ dán dính tốt nhất. Ngoài ra thời gian ép còn phụ thuộc vào thời gian đóng rắn của keo. Hiện nay trong sản xuất ván ghép thanh thời gian ép phụ thuộc vào điều kiện thực tế của từng xí nghiệp sao cho chất lượng ván đạt tốt nhất.

Nguồn : Trích từ Nghiên cứu cơ sở khoa học và công nghệ chế biến gỗ cao su sau khi trích nhựa

Từ khóa : Wood glue finger, keo ghép gỗ, keo sữa 2 thanh phần.How to Glue-Up Joints: Tips on gluing
Link : http://www.finewoodworking.com/2010/05/10/how-to-glue-up-joints-tips-on-gluing