Thớt gỗ

Thớt gỗ một sản phẩm không thể thiếu cho gian bếp, đó là trợ thủ đắc lực hỗ trợ cho người nội trợ trong việc chế biến các món ăn một cách nhanh chóng và vô cùng tiện lợi. Công việc nội trợ của người phụ nữ sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều cùng việc sử dụng loại thớt phù hợp.
Thớt xà cừ, gỗ tràm và gỗ cao su

Hình trên là 3 loại gỗ làm thớt tiêu dùng trong nước, thớt xà cừ nguyên khối có chiều dày 25, 30, 40mm đường kính 320, 340, 360, 380, 420mm thích hợp dùng làm thớt chặt, gỗ cao su thường phù hợp dùng ghép thành làm thớt dùng cắt, thái thực phẩm có chiều dày 10, 15, 18mm thích hợp. Gỗ tràm với kiểu ghép thớ lật rất được ưa chuộng ở các nước thuộc Châu Âu.

Ngày nay nhờ công nghệ Gỗ ghép sự kết hợp của tất cả các thành tựu trong các lĩnh vực hóa keo, chất dẻo kết dính, sự phát triển của trang thiết bị sản xuất tiên tiến, công nghệ sản xuất gỗ hiện đại và chuyên nghiệp. Công nghệ này giúp cho gỗ không co nhót, nứt tét, cong vênh. Đồng thời hạn chế tối đa lỗi tự nhiên thường có trên gỗ như mắt gỗ chết, vết mục rữa, giác bìa gỗ, sâu mọt… sử dụng công nghệ ghép gỗ đã cho ra đời từ sản phẩm thớt gỗ hiện đại với nhiều hình dáng phong phú.

Tạm phân thớt-gỗ làm 2 nhóm sản phẩm, nhóm thớtgỗ phục vụ tiêu dùng trong nước, nhóm thớt.gỗ xuất khẩu.

Dù là thớt xuất khẩu hay tiêu dùng trong nước thì đều phải đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng.

Thớt gỗ xuất khẩu ngoài việc tuân thủ điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm còn có thêm những yêu cầu riêng theo quy định về xuất khẩu.

Gỗ sản xuất thớt xuất khẩu thường gặp là đối với nguyên liệu gỗ trong nước có gỗ cao su, gỗ Tràm, gỗ Xà cừ …. (đây là gỗ nguyên liệu phổ biến thường là gỗ rừng trồng nhằm đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu sản xuất đơn hàng thớt), từ gỗ nhập khẩu có gỗ Sồi, Dẻ gai , Tần Bì, Óc chó.

Nguồn gỗ nguyên liệu sản xuất Thớt gỗ tiêu dùng trong nước, ngoài những nguyên liệu gỗ phục vụ sản xuất thớt xuất khẩu còn bổ sung thêm nhiều loại gỗ khác như gỗ me, mù u …(thường là gỗ có nguồn hạn chế , hoặc do sở thích tiêu dùng ít được sử dụng phục vụ xuất khẩu)

Về hình dáng thớt gỗ ghép rất phong phú và đa dạng ngoài những hình dáng truyền thống như thớt hình tròn, hình vuông, chữ nhật … còn có những kiểu thớt gỗ hình dáng lạ mắt như gỗ ghép hình quả táo, hình cây đàn , hình sân gôn ngoài. Ngoài ra còn có thớt gỗ ghép mỹ thuật như ghép ca rô (thớ lật), ghép xen kẽ , kết hợp điêu khắc trên bề mặt sản phẩm gỗ …
Từ một sản phẩm thớt gỗ phục vụ cho việc nội trợ nấu nướng,mặt hàng thớt làm từ gỗ đã nâng tầm lên một tác phẩm nghệ thuật đẹp mắt và tinh tế đôi khi có thể dùng làm vật trang trí vách tường, lát sàn nhà.

Quy cách thớt cũng khá đa dạng ví dụ :

Về chiều dày thớt bao gồm các chiều dày sau : 10mm, 12mm, 15mm, 18mm,20mm, 22mm, 23mm, 28mm, 35mm, 40mm, 60mm, 80mm
Đối với thớt gỗ tròn đường kính thớt có một số quy cách thường gặp sau : 140mm, 160mm, 190mm, 220mm, 240mm, 300mm, 350mm ,400mm …

Đối với thớt vuông, chữ nhật, thớt lật có quy cách rộng và dài thường gặp là :

140mm x 140mm, 190mm x 190mm, 200mm x 200mm, 250mm x 250mm, 300mm x 300mm, 350mm x 350mm, 240mm x 297mm, 220mm x 270mm, 335mm x 415mm ….

Kiến thức lựa chọn, sử dụng và bảo quản thớt gỗ :

Thớt là một vật dụng không thể thiếu trong không gian bếp của các bà nội trợ, chọn một chiếc thớt phù hợp sẽ giúp bạn thuận tiện để cắt, chặt,…nguyên liệu. Vì vây, có thể nói chiếc thớt đóng một vai trò rất quan trọng trong công việc nấu nướng hàng ngày. Tuy nhiên, khi mua thớt bạn không thể chọn thớt một cách ngẫu nhiên, dưới đây là một số điều mà bạn cần biết khi chọn thớt:

Về Kích cỡ
Bạn nên dựa vào diện tích bàn bếp tại nhà để chọn kích cỡ của thớt. Những chiếc thớt to bản cho phép bạn có nhiều diện tích để thái cắt thực phẩm, đồng thời giống như một chiếc đĩa lớn giúp bạn chứa thực phẩm đã thái và đang chờ được nấu chín trong ít phút nữa
Bạn cũng nên sắm cho mình 1, 2 chiếc thớt loại nhỏ dùng để thái hoa quả, băm hành tỏi hoặc làm các công việc cắt thái nhẹ nhàng khác

Chọn mua thớt phù hợp
Độ nặng nhẹ
Khi mua thớt loại to, bạn cần đảm bảo nó nặng vừa phải để có thể di chuyển được. Những loại thớt bằng gỗ thường rất nặng, nhờ vậy khó bị trượt khỏi bàn bếp khi bạn dùng để chặt thịt,… Tuy nhiên chúng lại khá cồng kềnh mỗi lần lấy ra, tẩy rửa hoặc cất đi. Để tránh gặp phải trường hợp này, bạn có thể chọn loại thớt làm từ vật liệu khác như nhựa với cùng kích cỡ.
Số lượng :
Nếu gia đình bạn thường xuyên nấu ăn tại nhà, bạn nên sắm 1 chiếc thớt to và 1, 2 chiếc thớt nhỏ. Thớt to dùng sử dụng cho thực phẩm sống dùng để thái thịt và các loại thực phẩm có tinh dầu (có mùi hăng), thớt nhỏ dùng cho thực phẩm chín và một để chế biến trái cây nhằm tránh lẫn mùi và nhiễm khuẩn qua lại. Việc phân loại thế nào và số lượng thớt tùy thuộc vào bạn, chỉ cần lưu ý dùng thớt sao cho các thực phẩm không lẫn mùi với nhau hoặc thực phẩm sống lẫn với thực phẩm chín.

Lưu ý khi mua thớt
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thớt gỗ với các nhãn hiệu khác nhau, vì vậy muốn chọn được sản phẩm tốt, uy tín và chất lượng là việc không hề dễ dàng. Sau đây là những yếu tố sẽ giúp bạn trọng việc chọn mua thớt cho gia đình:

Tìm hiểu kỹ nguồn gốc trước khi chọn mua thớt
Nên chọn sản phẩm có nhãn mác rõ ràng và để biết rõ nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm. Không nên chọn những chiếc thớt có bề mặt phủ lớp màu, hay thớt bị nứt nẻ, thớt bị cập kênh…

- Để dễ dàng phân biệt công dụng của từng chiếc thớt, chúng ta nên mua thớt với nhiều kiểu dáng khác nhau như: tròn, vuông, chữ nhật, hình oval, hay thớt cách điệu nhiều hình dáng khác tùy theo mục đích sử dụng và sở thích của từng người.

- Sau thời gian sử dụng, mặt thớt sẽ bị đan chéo nhiều vết cắt, lâu ngày thức ăn giắt vào tạo nên ổ vi khuẩn dễ dàng thâm nhập vào cơ thể nếu chúng ta vẫn dùng lại thớt đó. Vì vậy, tùy theo mỗi gia đình sử dụng thớt nhiều hay ít, mà các bà nội trợ nên thay thớt theo định kỳ 3–6 tháng/ lần.
Quý khách có nhu cầu vui lòng vào trang thotgo.asia để tìm hiểu thêm về sản phẩm thớt gỗ